So sánh sản phẩm

SƠN GỐC DẦU VÀ GỐC NƯỚC KHÁC NHAU CƠ BẢN NHƯ THẾ NÀO

SƠN GỐC DẦU VÀ GỐC NƯỚC KHÁC NHAU CƠ BẢN NHƯ THẾ NÀO

Sự khác nhau cơ bản nhất của sơn gốc dầu và sơn gốc nước là về thành phần, kết cấu và ứng dụng. Đặc điểm của hai dòng sơn sẽ có sự khác nhau cơ bản, để khách hàng hiểu rõ vấn đề và chọn lựa đúng dòng sơn mang lại hiệu quả cao, Koner Paint có một vài phân tích khái quát sau đây.

Sơn gốc dầu: thành phần chính là dùng dầu để pha chế sơn.

 Tính chất của dầu là bay hơi chậm ở nhiệt độ cao, nên Trong sơn dầu dung môi dầu được chiết xuất từ tự nhiên như dầu mỏ, dầu ngũ cốc...phải được đặc chế lại để phù hợp với pha trộn và cũng như nâng cao tốc độ bay hơi.

 Ở sơn dầu sau khi sơn, dung môi dầu khi ở ngoài không khí sẽ bị khô lại làm các phân tử màu sắc gắn kết chắc chắn trên mọi vật liệu.
 

Trong ngành công nghiệp sơn dầu thời kỳ đầu, đa số dầu được chiết xuất từ ngũ cốc, điển hình như cây trấu, cây gai, cây đậu nành...

 Hiện tại ngành công nghiệp sơn dầu đã phát triển mạnh. Chiết xuất dầu từ ngũ cốc đã không còn được ưa chuộng như trước. Các loại dầu mới được chiết xuất từ nguyên liệu hữu cơ mới tối ưu hơn. Dầu sau khi đặc chế sẽ thành một hỗn hợp nhanh khô hơn, sau khi khô sẽ bóng bẩy và cứng hơn.

Người ta đã dùng dầu hữu cơ pha chế với xăng thơm để tạo ra các loại sơn lót thông dụng hiện nay.
 

 Sơn dầu có kết cấu như thế nào?

Khi sơn dầu được sơn trên bề mặt vật thể, hỗn hợp này khi tiếp xúc với không khí sẽ bay hơi, lúc này phản ứng hóa học xảy ra chất keo liên kết và các tinh thể màu trên bề mặt tiếp xúc với không khí cũng bị khô dần bởi quá trình Oxy hóa. Nó sẽ tạo thành một lớp màng bóng bẩy, có độ dai, chắc, màu sắc tươi sáng…

Nhưng vì quá trình oxy hóa vẫn tiếp diễn liên tục khiến màng sơn càng ngày càng khô cứng, giòn. Cộng với sự tác động của môi trường thời tiết như nắng, nhiệt độ cao,... qua một thời gian không lâu lớp màng sơn sẽ bị ngả vàng, bị rạn nứt do bề mặt co giãn. Một điều nữa là khi nội thất được sơn bằng sơn dầu, lớp sơn rất dễ bị bong tróc khi có va chạm.

Sơn gốc dầu hay bị bong tróc do thời tiết khắc nghiệt


Cũng Không thể phủ nhận công dụng của sơn dầu, nó cũng có thế mạnh của nó trong một số trường hợp ở các điều kiện môi trường và vật liệu phù hợp khác. Nhưng ở đây chúng ta sẽ phân tích tính ưu việt của dòng sơn nào đáp ứng tốt cho Môi trường nội ngoại thất tốt hơn.

Sơn gốc nước: dung môi pha sơn là nước

 Tại Mỹ trước những năm 1950 đa số các loại sơn đều là gốc dầu, 25 năm sau, là từ năm 1975, trước khi ra đời những quy định mới về sơn, người ta đã nguyên cứu phát triển và thấy được sự tiến bộ của dòng sơn gốc nước, nó an toàn cho sức khỏe, mùi hương nhẹ nhàng, giảm nguy cơ gây cháy và an toàn với môi trường hơn sơn gốc dầu. Từ đó 75% các sản phẩm sơn được đổi thành sơn gốc nước. Đến nay độ phổ biến của dòng sơn gốc nước tăng 85 - 95% trên thị trường.

 Ngày nay sơn gốc nước đã có bước cải tiến vượt bậc. Các nhà sản xuất đã đưa công nghệ nhựa polymer tiên tiến vào sơn nước, tạo ra một dòng sơn bền đẹp và có nhiều lợi ích cho khách hàng. Dòng sản phẩm này hiện nay rất phổ biến trong thi công chuyên nghiệp lẫn khách hàng cá nhân tự mua về sơn. Nó rất dễ lau chùi và an toàn với sức khỏe. 

 Ở môi trường ngoại thất, sơn nước với tính chất chống phân hóa nên độ bền màu tốt hơn sơn gốc dầu, đem lại màu sắc bền bỉ, trung bình thời gian bền màu lên đến hơn 7 năm. Màng màu của sơn gốc nước không bị xơ cứng như ở sơn gốc dầu, dù thời tiết khô nóng kéo dài cũng sẽ không bị giòn nứt. Thời gian thi công của sơn gốc nước cũng được rút ngắn, nó khô chỉ từ 1 đến 6 giờ, nhanh hơn nhiều so với sơn gốc dầu.

 Ngành công nghiệp sơn gốc nước trải qua gần 50 năm đã khẳng định tính ưu việt của nó. Hiện nay còn có sơn gốc nước với thành phần Acrylic cao được dùng để sơn ngoại thất trên các bề mặt như Gỗ (nơi có nhiệt độ thấp), Vữa ( tường thô mới xây) và Vinyl (thanh trang trí)... rất được ưa chuộng.
 

 Kết cấu của sơn nước

 Màng sơn nước được cấu tạo theo một cách đặc biệt. Sau khi nước bốc hơi, những hạt phân tử sẽ chuyển hóa làm hỗn hợp thành phần trong sơn gắn kết lại với nhau. Từ đó màng sơn sẽ hình thành sau một thời gian, bề mặt sơn có độ đàn hồi, có tính kháng nước, dễ lau chùi. Đặc biệt sơn gốc nước không bị oxy hóa nên độ bền màu cao.

Sơn gốc nước giúp màu sắc bền bỉ theo thời gian

 Các dòng sơn nước hiện nay đa số được sản xuất theo công nghệ CrossLinking (công nghệ đan chéo) từ đó màng sơn nước có cấu trúc khe hở giúp độ ẩm bên trong vật liệu bốc hơi ra ngoài dễ dàng vì vậy có người nói “màng sơn thở được” là có ý này. Đây là tính chất đặc biệt mà sơn dầu không có được, vì vậy khi vật liệu bên trong là tường xi măng hay gỗ chưa được sấy có độ ẩm thì màng sơn dầu thường bị ngả vàng, nứt, bong tróc.

Sau bài viết này Koner Paint tin rằng khách hàng đã có cách nhìn nhận rõ ràng hơn về dòng sơn nước phù hợp với môi trường nội ngoại thất như thế nào. Nếu có nhu cầu hãy liên hệ ngay cho chúng tôi. Dòng Sơn nước Koner Paint của chúng tôi với công nghệ tiên tiến đến từ Đức sẽ giúp căn nhà bạn lưu trữ màu sắc bền bỉ theo thời gian.

 

Chia Sẻ :

Tin cùng danh mục