So sánh sản phẩm

Tại sao nên sử dụng sơn bả trước khi sơn nhà?

Tại sao nên sử dụng sơn bả trước khi sơn nhà?


Khí hậu Việt Nam nóng ẩm mưa nhiều, cũng vì thế mà các gia chủ thường lưu ý nhiều hơn về việc sơn bả để đảm bảo chống mốc chống ẩm. Có nhiều người cho rằng không nên sử dụng sơn bả vì thời tiết nóng ẩm dễ gây ra hiện tượng bong tróc. Vậy, đâu mới là câu trả lời đúng cho câu hỏi “ Tại sao nên sử dụng sơn bả trước khi sơn nhà”.

Sơn bả là gì?

Sơn bả hay sơn bả matit là quá trình thi công lăn sơn kèm theo bả ma tít, được áp dụng để sơn trên bề mặt tường để đạt độ mịn cao và bóng. Công việc này đòi hỏi thợ sơn nhà phải có tay nghề cao, cách làm thật cẩn thận và tỉ mỉ từng chi tiết một để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Sơn bả có gây ra hiện tượng bong tróc không?

Có nhiều người nhầm tưởng rằng do khí hậu nóng ẩm nên sơn bả tường càng dễ bị ẩm mốc, bong tróc. Thế nhưng, điều đó là sai, vì với những không gian có môi trường ẩm độ cao như phòng ngủ, nhà bếp hay nhà vệ sinh thì việc sử dụng sơn bả là rất cần thiết để gia tăng khả năng chống thấm cho tường. Với tường trong, bột trét tường trong nhà là thích hợp nhất để gia tăng tính thẩm mỹ và chất lượng công trình.

Tại sao nên sử dụng sơn bả trước khi sơn nhà?

Có quá nhiều lí do để có thể khẳng định rằng sử dụng sơn bả cho cả nội và ngoại thất trước khi sơn lót là điều đặc biệt cần thiết.
– Đầu tiên việc dùng sơn bả tạo độ bóng, mịn, có độ thẩm mỹ cao là điều không phải bàn cãi. Phải công nhận rằng việc dùng sơn bả làm tăng khả năng bám dính tốt hơn rất nhiều cho các loại sơn màu ở các bước sau. Đó là điều mấu chốt tạo nên những bức tường trong ngôi nhà bạn phẳng, bóng mịn đẹp tuyệt hảo.
– Hơn nữa, để tăng khả năng chống ẩm chống rêu mốc thì càng phải sử dụng sơn bả. Với những bức tường ở vị trí dễ ẩm như phòng tắm hay bếp, bạn nhất định phải bả qua. Sơn nhà sợ nhất là ẩm từ bên trong ẩm ra, nó là nguyên nhân phá hỏng rộp hết sơn, cả kể bạn có sơn trực tiếp thì tường vẫn có thể hỏng.
– Tiếp đến là khi sử dụng sơn bả sẽ tiết kiệm tối đa chi phí cho việc sơn nhà bạn. Nếu bạn trực tiếp sơn lót vào các bức tường khô còn nguyên bột trát thì sẽ rất là tốn kém vì sơn sẽ bị hút vào các lỗ nhỏ trên tường. Chính vì vậy, thực chất sơn bả là lấp đầy các lỗ nhỏ trên mặt tường trát để tăng độ mịn bóng. Hơn nữa giá thành của bột bả so với sơn lót và đặc biệt là so với sơn màu thì rẻ hơn rất nhiều. Chi phí chi cho việc sơn lót là không đáng kể.
– Cuối cùng, nếu bạn sơn nhà trực tiếp không qua sơn bả thì việc vệ sinh tường nhà phải thật kỹ và mất nhiều thời gian, công sức. Sơn bả chính là việc lăn bột bả lên tường rồi dùng các dụng cụ như giấy dáp đánh phẳng đến khi tường phẳng mịn, là khi bột bả lấp đầy các lỗ nhỏ trên bức tường trát. Chính vì vậy, sơn bả chính là một công đôi việc để việc sơn lót, sơn màu sau này thi công nhanh chóng và đúng kỹ thuật.

Hướng dẫn thi công sơn bả trong nhà.

*Chuẩn bị bề mặt
Với tường cũ, nên làm sạch bụi bẩn, rong rêu, dầu mỡ và lớp sơn cũ, sau đó làm sạch với nước và đổ cho khô ráo. Với tường mới, kết cấu tường phải thật sự khô và ổn định. Nếu tường xuất hiện những vết nứt thì phải trám khít những vết nứt này bằng phụ gia chống thấm dẻo. 
Phải đảm bảo rằng tường nhà đã đạt độ khô chuẩn, vì nếu tường chưa khô độ ẩm từ bên trong sẽ thoát ra ngoài phá hỏng lớp sơn của bạn. Muốn biết xem tường đã đạt độ khô chuẩn chưa bạn nên tham khảo bài viết tại ĐÂY.
*Thi công bột trét tường trong nhà
Một bao bột trét tường 40 kg sẽ được pha trong khoảng 14 – 16 lít nước sạch, nghĩa tỷ lệ bột : nước là 1:3.
Để bột không bị vón cục, nên cho bột từ từ vào nước và khuấy nhẹ, đều tay. Sau đó khuấy mạnh cho đến khi thấy hỗn hợp trở nên nhão và đồng nhất.
Sau 7 – 10 phút, khi các hóa chất trong hỗn hợp phát huy tác dụng thì tiến hành khuấy một lần nữa trước khi bước vào thi công bột trét tường trong nhà. 
Dùng bay trét 2 lớp bột trét tường trong nhà lên tường với độ dày không quá 1,5 mm, nếu dày hơn sẽ ảnh hưởng đến quá trình khô, bám dính và độ bền của bột trét tường. Thời gian giữa 2 lớp là cách nhau 3 – 4 giờ, sau 6-8 giờ là có thể tiến hành sơn lót.  
 
Pha bột bả với đúng tỷ lệ được hướng dẫn và không nên để lớp sơn bả dày quá 1,5 mm vì sẽ ảnh hưởng đến quá trình khô và độ bám dính của các lớp sơn sau.

Một số lưu ý khi thi công sơn bả

Cho dù có làm công việc gì thì việc tiếp thu thêm những mẹo nhỏ không bao giờ là thừa thãi. Để sơn bả trong nhà đúng kỹ thuật thì Koner Paint có một số lời khuyên cho bạn như sau:
– Phải sử dụng nước sạch để pha bột trét tường theo đúng tỷ lệ của nhà sản xuất, pha đến đâu thì dùng đến đó bởi quá 60 phút sau khi pha thì hỗn hợp sẽ bị đông kết.
– Tuyệt đối không pha trộn thêm bất cứ chất phụ gia nào trong hỗn hợp. Sau khi thi công thì bảo quản lượng bột dư thừa ở nơi khô ráo và thoáng mát.
– Nên bả thật mỏng, pha bột loãng hơn bình thường một chút và đánh giấy ráp thật kỹ sao cho lớp bả mỏng để tránh gây ra hiện tượng sơn màu bong cả mảng, không đông kết, không bám vào bề mặt tường.
– Sau khi mài đá bề mặt bạn nên yêu cầu thợ dùng máy thổi sạch bụi, trước khi sơn bả lăn một lượt nước lã lên tường.
– Bột bả dùng loại tốt, các góc cạnh vét thật kỹ không để đọng dày bột bả sẽ dễ nứt.
Nên bả thật mỏng, pha bột loãng hơn bình thường một chút và đánh giấy ráp thật kỹ sao cho lớp bả mỏng để tránh gây ra hiện tượng sơn màu bong cả mảng, không đông kết, không bám vào bề mặt tường.
 

Chia Sẻ :