So sánh sản phẩm

​QUY TRÌNH ĐÓNG VÀ THÁO DỠ CỐP PHA CƠ BẢN NHẤT

​QUY TRÌNH ĐÓNG VÀ THÁO DỠ CỐP PHA CƠ BẢN NHẤT

Việc sử dụng Cốp Pha đem lại lợi ích to lớn là thế nhưng quy trình đóng hay tháo dỡ Cốp Pha không đúng bài bản và quy trình sẽ đem đến huệ lụy về sau, qua đây hãy tham khảo quy trình bên dưới để hiểu rõ hơn nhé.
Quy trình đóng cốp pha trước khi đổ bê tông
Bước 1 : Khảo sát công trình, tiến diện tích và vật tư cần để đóng cốp pha như xà gồ, cây chống, giàn giáo, cốp pha và phụ kiện …
Bước 2 : Tính tải trọng của khối cốp pha và lắp đặt hệ thống chống đỡ phù hợp, tùy vào trọng lượng của khối bê tông nhân viên kỹ thuật sẽ tính được cần đặt bao nhiêu cây chống, giàn giáo, xà gồ và khoản cách như thế nào. Công đoạn này cực kỳ quan trọng và cần phải có chuyên môn cao.
Bước 3 : Lắp đặt cốp pha lên trên dàn chống đỡ theo kích thước trong bản vẽ có sự giám sát của nhân viên kỹ thuật.
Bước 4 : Nghiệm thu chống đỡ và cốp pha
Bước 5 : Đặt hệ thống cốt thép, người ta thường nói bê tông thì phải có cốt thép là như thế
Bước 6 : Kỹ thuật và kiến trúc sư khảo sát và nghiệm thu lần cuối trước khi đổ bê tông. Ở giai đoạn này cần khảo sát kỹ độ dày bê tông và thẩm mỹ bên ngoài để việc nghiệm thu công trình đạt thuận lợi nhất.
Khi nào nên tháo dỡ cốp pha là hợp lý
Cốp pha giàn giáo chỉ được tháo sau khi bê tông đạt được độ cứng lý tưởng nhất, chịu được trọng lượng của chính nó và các trọng tải liên quan trong quá trình thi công và sau thi công. Dỡ cốp pha, đà giáo cần chú ý kỹ thuật, tránh ứng suất đột ngột, va chạm mạnh và trực tiếp đến kết cấu bê tông. Một số bộ phận cốp pha, giàn giáo không chịu lực sau khi bê tông đóng rắn, có thể được tháo khi bê tông đạt cường độ > 50%daN/cm2. Trường hợp kết cấu bê tông ô văng, công xôn, sê nô chỉ được tháo dỡ cột chống và cốp pha đáy khi cường độ bê tông đủ mác thiết kế. Điểm này rất quan trọng!

Quy trình tháo dỡ Cốp Pha cơ bản và an toàn nhất

– Giữ lại toàn bộ đà giáo và cột chống ở tấm sàn nằm dưới lớp đổ bê tông.
– Tháo dỡ lần lượt từng cột chống và cốp pha, giữ lại một số cột chống an toàn cách nhau 3m.
– Với cốp pha giàn giáo chịu lực của kết cấu, chỉ được tháo khi bê tông đạt cường độ là 50% (7 ngày) với bản dầm, vòm có khẩu độ < 2m, đạt cường độ 70% (10 ngày) với bản, dầm, vòm có khẩu độ từ 2-8m, đạt cường độ 90% với bản dầm, vòm có khẩu độ lớn hơn 8m. Cần chú ý đúng kỹ thuật để quá trình nghiệm thu diễn ra nhanh, gọn, lẹ.

Chia Sẻ :