So sánh sản phẩm

TƯỜNG NHÀ NỨT DO MÓNG YẾU ? ẢNH HƯỞNG CỦA MÓNG YẾU TỚI CHẤT LƯỢNG CỦA CÔNG TRÌNH NGHIÊM TRỌNG CỠ NÀO ?

TƯỜNG NHÀ NỨT DO MÓNG YẾU ? ẢNH HƯỞNG CỦA MÓNG YẾU TỚI CHẤT LƯỢNG CỦA CÔNG TRÌNH NGHIÊM TRỌNG CỠ NÀO ?

TƯỜNG NHÀ NỨT DO MÓNG YẾU ? ẢNH HƯỞNG CỦA MÓNG YẾU TỚI CHẤT LƯỢNG CỦA CÔNG TRÌNH NGHIÊM TRỌNG CỠ NÀO ?
  • Phần tường nhà nứt do móng yếu? Phần móng công trình có tầm quan trọng và ảnh hưởng như thế nào tới chất lượng công trình ?
  • Tường nhà bị nứt, tòa nhà bị nghiêng , gạch ốp lát tự bung sau 1 thời gian thi công tại sao ?
Bạn hiểu móng nhà ở đây là gì ?Tình trạng tường nứt do móng yếu phải xử lý như thế nào?
Móng hay còn gọi là nền móng, là một trong những phần kết cấu dưới cùng của ngôi nhà, được xây dựng nhằm trực tiếp chịu tải trọng của công trình và đảm bảo cho công trình có thể chịu được sức ép của các tầng. qua đó, giúp công trình có thể bền vững và chắc chắn hơn theo thời gian. Nếu có phần móng được xây dựng không đúng với tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc có vật liệu kém chất lượng, những sự cố có thể gặp phải là điều tương đối hiển nhiên.
Ngày nay, móng nhà không chỉ có vai trò quan trọng đối với quá trình thiết kế và bảo vệ kết cấu của ngôi nhà, mà còn đóng vai trò phong thủy và bảo vệ nhà ở.
Những lưu ý khi thi công móng nhà _ tầm quan trọng của móng nhà :
Móng nhà khi được xây dựng cần đảm bảo yếu tố đầu tiên, đó là tính kiên cố. Móng có kiên cố thì ngôi nhà mới bền vững. Vì vậy, trong quá trình đổ móng, cần tránh đặc biệt những nền đất nhão, đất xốp, đất dễ bị nấm mốc. Vì thổ chất của ngôi nhà thường thích hợp sử dụng đất cát hơn, vì đát cát có độ chặt cao, giúp nhà ở tránh khỏi nguy cơ bị nghiên lún, đất cát còn có khả năng thấm cao, bảo đảm cho quá trình tự làm sạch của đất. 
Cần lưu ý tránh sử dụng đất sét, bởi đây là loại vật liệu có kết cấu quá chặt, khả năng thấm nước lại thấp, không tạo điều kiện để các vi sinh vật cần oxy có thể phát triển, từ đó ảnh hưởng đến cơ chế tự làm sạch của đất. Điều này khiến nhà ở dễ bị ẩm thấp, đọng nước, qua đó, có thể trở thành nơi sinh sôi của ruồi, muỗi. 
Tránh đất xốp và đất sét trong quá trình xây dựng móng nhà bởi chúng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến công năng sử dụng của ngôi nhà sau này.
Đất xốp cũng được cho là không thích hợp để làm móng nhà, bởi loại đất này thường có khả năng chịu tải trọng thấp, lại tích nước nên có thể làm ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm phía dưới ngôi nhà và gây ô nhiễm.
Hậu quả khó lường của việc thi công móng công trình ẩu, cẩu thả
Nền móng yếu với kết cấu không chặt chẽ, hoặc bị lún và không chịu được tải trọng, điều này có thể dẫn đến việc tường nhà bị nứt. Những dấu hiệu cho thấy việc tường nhà bị nứt gãy do nền móng yếu là vết nứt gãy thường xuất hiện ở khu vực gần với cửa sổ. Ngoài ra, các công trình nhà ở hiện nay còn có nguy cơ bị lún, hoặc thậm chí là bị đổ sập nếu như chẳng may có nền móng quá yếu. 
Tường nhà bị nứt do nền móng yếu có nguy hiểm không? Giải quyết như thế nào?
Trường hợp tường nhà chỉ bị nứt nhẹ như hình vết chân chim, bạn không cần phải quá lo lắng. Bởi nếu vết vứt khá nông hay rạn nứt chân chim thông thường, nguyên nhân có thể là do vết nứt sơn. Tuy nhiên, điều này cũng cần được giải quyết bởi nó khiến cho ngôi nhà mất đi sự thẩm mĩ. 
Trong trường hợp tường nhà bị nứt quá sâu, điều này không còn chỉ dừng lại ở tính thẩm mĩ, mà nó còn có thể gây nên hậu quả khó lường. Nhiều trường hợp tường nhà có thể bị nứt lớn, gây thiết hại về tài sản, gây thấm nước khi có trời mưa và nếu để lâu dài, có thể gây nên sập nhà. 
Dưới đây là một trong vài cách xử lý tường nhà bị nứt do nền móng yếu mà các bạn có thể tự khắc phục trong trường hợp bị nhẹ và xử lý tạm thời :
  1. Nếu tường nhà bị rạn nứt do sơn
 
Đối với trường hợp tường nhà bị nứt thành nhiều lớp nhỏ, đó có thể là do phần sơn quá mỏng hoặc tường nhà đang bị khô khi tô sơn. Lúc này, hãy đục lớp hồ cũ ra dọc theo tường, làm cho tường đủ ẩm. Tiếp đó, hãy tô một lớp xi măng già kèm cát mịn, cuối cùng sơn một lớp mới sao cho trùng khớp với màu sơn cũ của ngôi nhà. 
 
  1. Đối với những vết nứt tường lớn
Những vết nứt tường lớn kèm theo nhiều nguy cơ hơn, bởi chúng có thể lan rộng và khiến cho toàn bộ vùng tường xung quanh đều bị nứt. Đối với những trường hợp này, tốt nhất bạn nên tiến hành trám vữa vào vết nứt để tạo sự bằng phẳng, sau đó tiếp tục trát một lớp bột lên trên, cuối cùng, hay sơn một lớp sơn chống kiềm. 
  1. Đối với những vết nứt tường sâu, vết nứt ở gần cửa sổ
 
Những vết nứt này xuất hiện có thể do nguyên nhân kỹ thuật của ngôi nhà, và việc tự mình sửa chữa là điều bất khả thi. Bạn nên liên hệ với những đơn vị sửa chữa nhà ở chuyên nghiệp để có được phương án sửa chữa tốt nhất. Nếu nhà ở còn có dấu hiệu nghiêng hoặc lún, việc sửa chữa có thể mất nhiều thời gian, thậm chí có thể phải xây lại nhà ở mới để tránh những nguy cơ có thể gặp phải. 
 
  1. Khảo sát địa chất kỹ lưỡng trước khi xây móng
 
Khảo sát địa chất là một trong những khâu đặc biệt quan trọng, điều này giúp lựa chọn loại đất phù hợp cho quá trình xây dựng và thi công. Ngoài việc có thể lựa chọn được loại móng phù hợp nhất với đặc điểm của ngôi nhà, việc khảo sát địa chất còn giúp gia chủ kiểm tra các mạch nước ngầm để tránh việc xây dựng nhà ở quá gần với mạch nước. 
 
  1. Lựa chọn loại móng nhà phù hợp
         
  • Móng nông: Đây là loại móng có độ sâu chỉ khoảng từ 1.2 đến 3.5m, thích hợp với những ngôi nhà được xây dựng trên nền đất tốt, có kích thước trung bình và nhỏ. Dù khá dễ để thi công nhưng loại móng này chỉ chịu được tải trọng tương đối thấp. 
                  
  • Móng sâu: Loại móng này thích hợp cho những công trình có tải trọng lớn. Đồng thời, nó cũng không phù hợp với những thiết kế nhà ở tại nơi có mạch nước ngầm. 
  1. Chú ý khâu thi công và giám sát thi công
Việc thi công móng cần đảm bảo tối đa để tránh ảnh hưởng đến tuổi thọ công trình. Ngoài khâu này, việc giám sát thi công cũng cần phải được thực hiện một cách kỹ lưỡng từng khâu như đổ vật liệu, đầm bê tông, xây tường,…
Khâu giám sát và thi công có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến tuổi thọ của công trình
Nếu không có kinh nghiệm trong khâu này, chủ nhà nên lựa chọn nhà thầu uy tín để có được chất lượng giám sát công trình tốt nhất. 
  1. Chú ý đến chất lượng nguyên vật liệu cho công trình
Nguyên vật liệu để làm móng nhà đóng vai trò rất quan trọng. Hãy kiểm tra thật kỹ các loại nguyên vật liệu, đặc biệt là các vật liệu cơ bản như cát đá thi công, Nếu nền đất quá yếu, hãy sử dụng cát san lấp trước khi tiến hành xây nền móng. Ngoài ra, mỗi loại nguyên vật liệu khác nhau cũng đóng vai trò quan trọng để giúp cho móng nhà được chắc chắn nhất. 

Chia Sẻ :