Cách cai nghiện điện thoại cho trẻ
Cha mẹ xác định giới hạn sử dụng thiết bị điện tử, kiểm soát nội dung, ưu tiên hoạt động ngoại tuyến để ngăn con nghiện điện thoại.
Ứng dụng giáo dục, trò chơi và khóa học trực tuyến hỗ trợ trẻ phát triển nhận thức, kỹ năng giải quyết vấn đề và học tập tốt hơn khi dùng đúng cách. Thông qua internet, các bé có thể tìm hiểu về các nền văn hóa, truyền thống khác nhau, thúc đẩy sự đồng cảm và tăng tính hiểu biết.
Tuy nhiên, sử dụng các thiết bị điện tử cũng tiềm ẩn một số rủi ro. Nếu cha mẹ hay ông bà dùng chúng như công cụ tạo động lực cho con cháu trong kỳ thi, hoàn thành bài tập hoặc thậm chí ăn hết bữa cơm có thể khiến trẻ nghiện xem hơn.
Xem quá nhiều, ít vận động còn dẫn đến béo phì, đau cổ, thị lực kém, rối loạn sức khỏe tâm thần, giấc ngủ kém, thiếu tập trung. Phụ huynh nên kiểm soát con sử dụng thiết bị kỹ thuật số cho các mục đích giáo dục và giải trí, tránh những tác động tiêu cực. Dưới đây là một số mẹo hữu ích.
Xác định giới hạn xem: Cha mẹ đưa các quy tắc về thời gian cũng như cách thức sử dụng. Các chuyên gia khuyến nghị không cho trẻ dưới hai tuổi xem thiết bị này, còn trẻ trên hai tuổi chỉ nên xem ở mức 1-2 giờ mỗi ngày. Kết hợp hợp lý giữa hoạt động ngoại tuyến và trực tuyến.
Định hướng chọn lọc nội dung: Hướng dẫn con về quyền riêng tư và an toàn trực tuyến để tránh những rủi ro có thể xảy ra như lừa đảo, thông tin không phù hợp, bạo lực mạng. Một số ứng dụng như youtube có cài đặt giới hạn nội dung phù hợp cho trẻ, phụ huynh có thể tìm hiểu để kiểm soát tốt hơn.
Phụ huynh làm gương cho con: Trẻ em thường xuyên bắt chước hành vi của người lớn, hãy tạo thói quen sử dụng thiết bị công nghệ phù hợp. Các thành viên trong gia đình nên dành thời gian tương tác, trò chuyện với nhau mà không sử dụng bất kỳ thiết bị điện tử nào, nhất là trước khi đi ngủ.
Kiểm soát quyền truy cập: Để theo dõi và hạn chế hoạt động trực tuyến của con, phụ huynh tận dụng các tùy chọn kiểm soát có sẵn trên các thiết bị và ứng dụng. Bằng cách này, trẻ không có nguy cơ tiếp nhận các nội dung mang tính bạo lực hoặc không phù hợp với độ tuổi.
Tạo môi trường giao tiếp cởi mở: Hãy để các bé thoải mái chia sẻ về những thắc mắc, lo lắng hay trải nghiệm khi sử dụng internet. Khéo léo trả lời và tương tác nhẹ nhàng với con thay vì quát mắng sẽ giúp ích cho con.
Luôn cập nhật thông tin: Theo dõi các trang website, ứng dụng và xu hướng truyền thông xã hội mới nhất được trẻ em và thanh thiếu niên yêu thích. Bạn có thể hướng dẫn con cách tiếp nhận kiến thức và chọn lọc thông tin phù hợp với độ tuổi.
Khuyến khích các hoạt động ngoại tuyến: Để trẻ ít quan tâm quá mức đến thiết bị điện tử, cha mẹ nên khuyến khích các sở thích lành mạnh của con như đọc sách, chơi thể thao.
Chia Sẻ :
Tin cùng danh mục
-
Tẩy trang không đúng cách sẽ 'phá hủy' làn da của …
TPO - Nhiều phụ nữ còn coi thường khâu tẩy trang. Họ chưa biết rằng, tẩy trang …
-
Ba loại hạt nhiều protein hơn trứng
Hạt dẻ cười, hạnh nhân, hạt lạc giàu protein hơn trứng, chứa nhiều chất xơ tốt …
-
Tốc độ đi bộ dự báo sức khỏe trái …
Tốc độ đi bộ dự báo sức khỏe trái …
-
Công bố tình huống khẩn cấp sự cố ở đê sông …
Công bố tình huống khẩn cấp sự cố ở đê sông …
-
Giữ hộ thiết bị giám sát hành trình, chủ tàu cá …
Giữ hộ thiết bị giám sát hành trình, chủ tàu cá bị phạt 75 triệu …
-
Cơ thể thay đổi như thế nào khi bạn uống trà mỗi …
Cơ thể thay đổi như thế nào khi bạn uống trà mỗi …
-
Nghỉ việc công ty về nhà khởi nghiệp, người đàn …
Nghỉ việc công ty về nhà khởi nghiệp, người đàn ông đổi …
-
Vừa vào lớp 1, nhiều trẻ ‘vắt chân lên cổ’ học …
Vừa vào lớp 1, nhiều trẻ ‘vắt chân lên cổ’ học 9-10 …
-
Grab vừa phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên …
Grab vừa phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao tặng …
-
Nam thanh niên sống sót kỳ diệu sau 9 ngày bị …
Nam thanh niên sống sót kỳ diệu sau 9 ngày bị nước lũ cuốn …
-
Ngày đầu đi làm, bà Nguyễn Phương Hằng kêu gọi …
Ngày đầu đi làm, bà Nguyễn Phương Hằng kêu gọi ủng hộ đồng bào lũ …
-
Kiến nghị xây mới cầu Phong Châu theo quy trình …
Trong bối cảnh ngân sách của tỉnh Phú Thọ còn hạn chế, Bộ GTVT kiến nghị nghiên …